Colloidal oatmeal
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Isopropyl Palmitate là gì?
Isopropyl Palmitate là một hợp chất được chiết xuất từ dầu cọ hay mỡ động vật. Isopropyl Palmitate không màu, không mùi và có khả năng làm mềm lan truyền nhanh.

Thành phần này có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lăn khử mùi, nước hoa,… với vai trò là một chất làm đặc cho sản phẩm. Isopropyl Palmitate cũng có thể hoạt động như chất làm mịn giống silicon nên khi sử dụng da sẽ mềm mại và cảm giác lỗ chân lông được che phủ hơn.
Điều chế sản xuất Isopropyl Palmitate
Mặc dù có thể chiết xuất từ dầu cọ tự nhiên nhưng Isopropyl Palmitate trong mỹ phẩm hiện nay đều được điều chế từ phản ứng este hóa giữa metyl và rượu isopropyl. Đây là một hợp chất có thể tan trong dầu nhưng không tan trong nước.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Paraffin là gì?
Paraffin (còn được gọi là parafin oil hay parafin), được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1828, chiết xuất từ dầu hỏa, thuộc nhóm các hydrocacbon dạng ankan.

Parafin được tìm thấy chủ yếu trong dạng chất rắn dạng sáp màu trắng, không mùi, không vị, với điểm nóng chảy thông thường nằm trong khoảng 47 - 65 °C. Nó không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ête, benzen và một số este.
Parafin không bị thay đổi dưới tác động của nhiều thuốc thử hóa học phổ biến, nhưng rất dễ cháy.
Điều chế sản xuất paraffin
Sáp parafin có 2 loại phổ biến là sáp parafin được sản xuất từ dầu thô và sáp tổng hợp từ khí tự nhiên, khí hóa than và khí sinh học gọi là sáp parafin nhân tạo.

Cơ chế hoạt động của paraffin
Parafin có nhiệt dung cao, độ nóng chảy 55 - 60 độ C, nhiệt độ của khối paraffin nóng giảm rất chậm nên có thể truyền nhiệt cho cơ thể một lượng nhiệt lớn trong thời gian tương đối dài.
Nhiệt do parafin cung cấp là nhiệt ẩm, tức là khi ép miếng parafin nóng tiếp xúc với da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô và giòn).
Sorbitan isostearate là gì?
Tên quốc tế: Sorbitan isostearate
PubChem CID: 91886584
Tên gọi khác: Sorbitan, monoisooctadecanoate; 1-Deoxy-D-glucofuranose 6-(16-methyheptadecanoate)...
Este axit béo sorbitan là các axit béo mono, di- và triesters của axit béo và anhydrit hexitol có nguồn gốc sorbitol, trong đó Sorbitan isostearate được hình thành bằng sự kết hợp các phần của axit isostearic - một axit béo với thành phần đường sorbitol. Nó có thể được sản xuất từ nguồn gốc thực vật hay động vật, tuy nhiên hiện nay dạng sản xuất từ nguồn gốc động vật không còn được ưa chuộng, do đó dạng chiết xuất từ thực vật là chủ yếu và áp dụng rộng rãi.
Sorbitan isostearate có công thức hóa học là C24H46O6. Trọng lượng phân tử là 430.626 g/mol. Một liều lượng thấp khoảng 2% có thể được sử dụng để ổn định chất nhũ tương và độ an toàn của nó đã được thiết lập ở nồng độ lên đến 25%, mặc dù Sorbitan isostearate hiếm khi được sử dụng ở nồng độ trên 10% trong các công thức chăm sóc da.

Tính chất của Sorbitol isostearate:
-
Tương tự như axit béo lỏng isostearic axit;
-
Hoạt động như một chất làm sạch nhẹ và chất nhũ hóa;
-
Giúp ổn định công thức nước trong dầu;
-
Không dễ bị vỡ khi tiếp xúc với không khí.
Điều chế sản xuất Sorbitan isostearate
Các este sorbitan nói chung được tạo ra bằng cách phản ứng polyol sorbitol với một axit béo, cụ thể sorbitan isostearate được tạo ra từ isostearic acid và sorbitol. Cả sorbitol và axit béo đều có nguồn gốc tự nhiên và được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Từ thành phần hóa học được chế xuất, Sorbitan isostearate sẽ tham gia vào dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm làm đẹp từ sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm da, đến sản phẩm phục vụ nhu cầu trang điểm của các chị em phụ nữ.

Cơ chế hoạt động
Sorbitan isostearate là một thành phần giúp nước và dầu trộn đều với nhau, còn gọi là chất nhũ hóa tạo ra chất nhũ tương. Nó đặc biệt được khuyên dùng cho các loại kem bảo vệ, kem dưỡng chăm sóc em bé và kem làm mềm da đa năng.
Sorbitan isostearate cũng giúp phân tán các hạt không hòa tan (ví dụ như sắc tố màu hoặc chất chống nắng kẽm/titanium dioxide). Do đó, Sorbitan isostearate là chất hoạt động bề mặt, dùng làm kem lót, giúp tán phấn khi trang điểm, đặc biệt giúp làm đều kem chống nắng và kem nền, dùng được cho hỗn hợp lạnh, khả năng chống phân cực dầu cực tốt.
Phenoxyethanol là gì?
Phenoxyethanol hay còn được biết đến là Ethylene Glycol Monophenyl Ether Phenoxyethanol hoặc Ethylene Glycol Monophenyl Ether, có công thức hóa học là C6H5OC2H4OH. Do là một chất lỏng không màu với mùi dễ chịu, Phenoxyethanol được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống như trong nông nghiệp hoặc công nghiệp mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Phenoxyethanol
Mặt khác, Phenoxyethanol còn là một ete glycol và chất bactericide (có chức năng như một chất tẩy trùng, khử trùng hoặc kháng khuẩn) được sử dụng chủ yếu như là chất cố định nước hoa, chất bảo quản mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp.
Theo nghiên cứu, Phenoxyethanol là chất bảo quản mỹ phẩm thông dụng, nằm trong danh sách những chất ít gây kích ứng nhất trong các công thức mỹ phẩm. Chất này không phóng thích formaldehyde, và được chấp thuận trên toàn thế giới (bao gồm cả Nhật Bản và EU). Để đảm bảo an toàn, nồng độ tối đa được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm là 1%.
Phenoxyethanol đã được Ban chuyên gia CIR thẩm định nhiều lần về độ an toàn cho sức khỏe con người và trên da. Dễ thấy, Phenoxyethanol là thành phần xuất hiện trong kem dưỡng da, dưỡng ẩm, dầu gội đầu, dầu xả tóc, sơn móng tay, nước rửa tay, kem đánh răng, kem chống nắng, …
Thật bật ngờ, khi trong tự nhiên, Phenoxyethanol được tìm thấy trong rau diếp xoăn và trà xanh. Sự ra đời của Phenoxyethanol đã thay thế cho paraben khi hợp chất này bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các đặc tính gây mê của Phenoxyethanol làm giảm cảm giác đau tạm thời khi bôi lên da và có thể khử trùng nhẹ.
Phenoxyethanol được tìm thấy trong rau diếp xoăn và trà xanh
Điều chế và sản xuất Phenoxyethanol
Phenoxyethanol thường được sản xuất công nghiệp bằng cách hydroxyethyl hóa phenol.
Cơ chế hoạt động của Phenoxyethanol
Phenoxyethanol đóng vai trò chủ yếu là một glycol ether. Nhờ đặc tính và cơ chế hoạt động nổi bật, hợp chất này được sử dụng như một chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm và thuốc. Phenoxyethanol có khả năng chịu được nhiệt độ cao, ổn định ở nhiệt độ 85 độ C và hoạt động ở pH 3 – 10.
Với đặc tính chăm sóc da, hợp chất hữu cơ này lại đóng vai trò như rượu ether có đặc tính thơm và làm tăng mùi hương của sản phẩm chăm sóc da.
Hợp chất hữu cơ này có đặc tính kháng khuẩn chống lại nấm men, vi khuẩn và nấm mốc. Những thuộc tính này giúp Phenoxyethanol hoạt động như một chất bảo quản chống sự xâm nhập của mầm bệnh trong các sản phẩm đóng chai.
Isoquercitrin là gì?
Tên quốc tế: Isoquercitrin
PubChem CID: 5280804
Tên gọi khác: Isoquercetin, Hirsutrin, 3-Glucosylquercetin, Isotrifoliin, Quercetin 3-O-glucoside.
Isoquercitrin là một chất thuộc nhóm Flavonoid. Flavonoid là hợp chất cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Flavonoid xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại cây và rau quả như táo, hành tây, anh đào và nhiều hơn nữa. Isoquercitrin thuộc về một nhóm sắc tố thực vật được gọi là Flavonols (nhóm nhỏ của Flavonoid) mang lại màu sắc cho nhiều loại trái cây, hoa và rau củ.
Tất cả các Flavonoid đều có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau, hàng ngàn Flavonoid riêng biệt được xác định trong tự nhiên trên vô số các sự thay thế và kết hợp độc đáo. Cấu trúc phân tử của những phân tử này giống như Quercetin, nhưng một trong những nhóm hydroxyl trên vòng C đã được thay thế bằng một phân tử đường. Trong phân tử isoquercitrin, glucose được gắn vào C-3 của Quercetin.
Công thức hóa học của Isoquercitrin là C21H20O12, trọng lượng phân tử là 464.4 g/mol.

Isoquercitrin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 226 độ C và là một tinh thể màu vàng ở nhiệt độ phòng. Độ hòa tan của nó trong nước thấp, chỉ 25.9 mg/l ở nhiệt độ phòng. Nó trở nên sẫm màu hơn sau khi được hòa tan trong nước kiềm.
Điều chế sản xuất Isoquercitrin
Isoquercitrin phân bố rộng rãi trong thực vật, bao gồm cây hàm ếch hay tam bạch thảo (Saururus chinensis), diếp cá (Houttuynia cordata), đỗ quyên lá vàng (Rhododendron gold leaf), đỗ quyên, bạch quả (Ginkgo biloba), dâu tắm trắng (Morus mulberry),... Tuy nhiên, hàm lượng isoquercitrin trung bình trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng vài phần nghì, nên phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Isoquercitrin có hàm lượng tự nhiên thấp trong thực vật, và nó thường được điều chế bằng phương pháp thủy phân axit, thủy phân áp suất cao và các phương pháp khác trong công nghiệp. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách đơn phân isoquercitrin ra khỏi dịch chiết thực vật. Tuy nhiên, do hàm lượng isoquercitrin tự nhiên trong cây trồng thấp nên phương pháp này không chỉ cho năng suất thấp mà còn phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và tiêu tốn nhiều thuốc thử nên hạn chế phần lớn ứng dụng của nó trong thực tế công nghiệp.
Công nghệ sinh học như biến đổi vi sinh vật và biến đổi xúc tác bằng enzym, thực chất là một phản ứng trao đổi chất sử dụng các enzyme tự do hoặc enzym phức tạp để thay đổi cấu trúc của các hợp chất lạ. Nó có ưu điểm là điều kiện ôn hòa, tính chọn lọc mạnh, ít phụ phẩm, sạch và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, phương pháp thủy phân bằng enzyme có ưu điểm là điều kiện phản ứng nhẹ, tính đặc hiệu mạnh, dễ kiểm soát phản ứng, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp điều chế isoquercitrin nêu trên. Wu Di và cộng sự đã sử dụng α-L-rhamnosidase do vi sinh vật tạo ra để biến đổi rutin, kết quả cho thấy hiệu suất của Isoquercitrin là 49,4% và độ tinh khiết của nó có thể đạt 98,3% sau khi tinh chế bằng sắc ký cột silica gel. Sun Guoxia và cộng sự đã sử dụng hesperidinase để thủy phân rutin điều chế isoquercitrin, và sử dụng chất lỏng ion để tăng sản lượng của isoquercitrin. Tỷ lệ chuyển hóa của sản phẩm cuối cùng đạt 99,27 ± 0,55%.

Isohexadecane là gì?
Isohexadecane thuộc nhóm parafin hoặc ankan, là một hydrocacbon mạch nhánh có 16 nguyên tử cacbon. Isohexadecane tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt nhẹ nhàng và rất mịn, không màu lẫn không mùi.

Isohexadecane thường được sử dụng trong các sản phẩm kem nền, kem chống nắng, dưỡng môi, khử mùi, tẩy trang… với vai trò là dung môi và có khả năng giúp làn da được mịn đẹp (làm mềm). Kết hợp cùng silicone trong các sản phẩm trang điểm, Isohexadecane giúp mang lại cảm giác bóng khỏe, mướt mịn như nhung. Isohexadecane còn là thành phần loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa cũng như lớp trang điểm trên da rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
Isohexadecane là kết quả của quá trình kiềm hóa, kết hợp hóa học của hai phân tử hydrocarbon nhẹ để tạo thành một phân tử nặng hơn. Quá trình này liên quan đến phản ứng của buten với sự có mặt của chất xúc tác axit mạnh, chẳng hạn như axit sulfuric hoặc hydrofluoric. Sản phẩm cuối cùng là một isoparaffin đa chức năng nặng hơn, chính là Isohexadecane.
Methylparaben là gì?
Methylparaben là một trong những dẫn chất của paraben, có dạng các chuỗi ngắn, công thức hóa học là CH3 (C6H4 (OH) COO). Methylparaben có thể hòa tan trong nước, được da và cơ quan tiêu hóa hấp thụ dễ dàng.
Trong các loại sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, Methylparaben là thành phần quen thuộc, giữ vai trò làm chất bảo quản để giúp làm tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm.
Methylparaben thường được nhà sản xuất ưu tiên bổ sung vào công thức sản phẩm serum và kem dưỡng da cùng với các paraben khác như butylparaben và propylparaben. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Methylparaben được sử dụng độc lập nhờ vào đặc tính riêng biệt của nó.

Song song với những lợi ích mang lại, Methylparaben cũng là thành phần làm dấy lên nhiều lo ngại về tính an toàn cùng những tác dụng phụ của nó gây ra. Có thông tin cho rằng methylparaben có thể làm tăng nguy cơ ung thư mặc dù FDA và các nhà nghiên cứu cho đến nay chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục. Vì thế, hiện tại, Methylparaben vẫn được đánh giá là an toàn khi dùng trong mỹ phẩm, thực phẩm hoặc thuốc.
Tuy nhiên, nếu sử dụng vượt quá mức khuyến nghị, Methylparaben có thể gây hại ở mức thấp hoặc trung bình gây ra những phản ứng dị ứng). Methylparaben được xác định dùng với nồng độ 0,05 - 0,25% gần như không gây tác hại nào.
Cơ quan FDA đưa ra yêu cầu nhà sản xuất phải liệt kê cụ thể thành phần methylparaben cũng như các paraben khác nếu chúng có mặt trong bảng thành phần của sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng sẽ dễ biết sản phẩm mình dự định mua có chứa methylparaben hay không bằng cách kiểm tra thông tin có trên nhãn/bao bì sản phẩm.
Polyisobutene là gì?
Polyisobutene là một chất lỏng tổng hợp được sử dụng để thay thế dầu khoáng và dầu silicon trong các công thức. Nó hoạt động như một chất chống thấm và chất làm mềm. Chất làm mềm giúp duy trì hàng rào bảo vệ da tự nhiên, ngăn ngừa mất độ ẩm và cải thiện kết cấu của sản phẩm chăm sóc da. Hàng rào tự nhiên của da rất cần thiết cho hoạt động khỏe mạnh của da. Sự phá vỡ hàng rào bảo vệ da có liên quan đến việc các tình trạng da như chàm, viêm da và vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.
Công thức hóa học của Polyisobutene
Polyisobutene được sử dụng trong các sản phẩm như son bóng, kem chống nắng và kem nền. Nó chủ yếu được sử dụng để tăng tuổi thọ của sản phẩm trên da và tăng cường vẻ sáng mịn của làn da.
Điều chế sản xuất Polyisobutene
Polyisobutene (polyisobutylen) là một loại polyme hữu cơ được điều chế bằng cách trùng hợp isobutene. Các polime thường có công thức Me3C [CH2CMe2] nX (Me = CH3, X = H, F). Chúng thường là chất rắn dẻo không màu.
Quá trình trùng hợp thường được bắt đầu bằng axit Bronsted hoặc Lewis mạnh. Trọng lượng phân tử (MW) của polyme tạo thành xác định các ứng dụng. Polyisobutene có MW thấp, một hỗn hợp các oligome với Mns khoảng 500, được sử dụng làm chất hóa dẻo. Các polyisobutene có MW trung bình và cao, với Mn ≥ 20.000, là thành phần của chất kết dính thương mại.
Cơ chế hoạt động
Polyisobutene hoạt động bằng cách tăng độ dày của lipid hoặc dầu trong công thức sản phẩm. Nó hoạt động như một chất bôi trơn trên da và thường được sử dụng để thay thế cho squalene.
Phenoxythanol là gì?
Phenoxythanol có nguồn gốc tự nhiên từ trà xanh là một dung môi hóa học có dạng lỏng, có mùi thơm nhẹ dễ chịu như mùi hoa hồng, không màu tồn tại ở dạng dầu, nhờn và hơi dính. Phenoxyethanol tan hầu hết trong các loại dầu. Phenoxyethanol khó tan trong nước, có thể hòa tan trong glycerin propylene glycol.

Phenoxythanol được coi là thành phần hóa học quan trọng trong việc tạo ra khả năng kháng khuẩn. Phenoxyethanol hoạt động như một chất ổn định sản phẩm, giúp bảo quản sản phẩm tránh hư hỏng cũng như giảm chất lượng của những thành phần khác trong mỹ phẩm, dược phẩm.
Thành phần phenoxyethanol trong các loại mỹ phẩm có các tên gọi như dưới đây: Phenoxetol, phenoxyethyl alcohol, ethylene glycol monophenyl ete, PhE, arosol, 2-Phenoxyethanol, rose ete, beta-hydroxyethyl phenyl ete,...
Mục đích của việc thêm thành phần Phenoxyethanol vào mỹ phẩm để bảo quản sản phẩm. Đồng thời Phenoxyethanol được sử dụng như một chất ổn định để hạn chế hư hỏng, giảm chất lượng.
Trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân như phấn nền, phấn má, nước hoa, xà phòng, nước rửa tay, gel siêu âm, nước hoa…
Điều chế sản xuất
Phenoxyethanol được sản xuất bằng cách hydroxyethyl hóa phenol. Ví dụ với sự hiện diện của hidroxit kim loại kiềm hoặc borohydride kim loại kiềm.
Cơ chế hoạt động
Phenoxyethanol có đặc tính kháng khuẩn và có hiệu quả chống lại các chủng Pseudomonas aeruginosa ngay cả khi có mặt 20% huyết thanh. Nó không có hiệu quả chống lại Proteus vulgaris, các sinh vật gram âm khác và các sinh vật gram dương.
Phenoxyethanol đã được sử dụng làm chất bảo quản với nồng độ 1%. Hoạt động kháng khuẩn rộng hơn đạt được với hỗn hợp chất bảo quản của phenoxyethanol và hydroxybenzoat.
Phenoxyethanol có thể được sử dụng dưới dạng dung dịch 2,2% hoặc kem 2% để điều trị vết thương nông, bỏng hoặc áp xe bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa. Trong nhiễm trùng da, các dẫn xuất của phenoxyethanol được sử dụng kết hợp với axit vòng hoặc kẽm undecenoat.
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là gì?
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là kết quả từ sự kết hợp giữa Polyethylen Glycol tổng hợp (PEG) cùng thành phần dầu thầu dầu tự nhiên thông qua quá trình gọi là ethoxylation.
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là hoạt chất được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Dẫn xuất ester từ dầu thầu dầu này có chức năng làm chất nhũ hóa, chất ổn định nhũ và chất hoạt động bề mặt giúp sản phẩm dễ thấm ướt lên bề mặt da, bụi bẩn trên da cũng dễ dàng được lấy đi.

Trong tự nhiên, dầu thầu dầu là dầu thực vật thu được bằng cách ép hạt của cây thầu dầu (Ricinus Communis). Loại dầu này còn gọi là triglyceride (chất béo trung tính) có nguồn gốc từ Glycerin, các chuỗi acid béo gồm khoảng 90% Axit Ricinoleic, với Axit Oleic và Linoleic. Dầu thầu dầu tồn tại ở dạng chất lỏng, màu hơi ngả vàng, trong suốt, mùi vị vô cùng đặc trưng.
Rất nhiều dòng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa thành phần Peg-40 Hydrogenated Castor Oil, điển hình như xà phòng dạng lỏng, nước hoa, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là thành phần tổng hợp, kết quả của phản ứng hóa học Ethoxylation, trong đó Ethylene Oxide được thêm vào chất nền (dầu thầu dầu). Dầu thầu dầu sẽ phản ứng với 40 đơn vị ethylene oxide nên trong tên gọi thành phần này có số 40.
Cetyl Ethylhexanoate là gì?
Cetyl Ethylhexanoate là một este tổng hợp của rượu cetyl cùng với axit 2-ethylhexanoic. Loại este này tồn tại ở dạng chất lỏng không mùi, không màu và không tan trong nước; tuy nhiên nó có thể tự do trộn lẫn với rau, khoáng chất, các loại dầu cũng như chất béo tổng hợp. Trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Cetyl ethylhexanoate thường được sử dụng làm dầu gốc.

Chúng ta có thể tìm thấy Cetyl ethylhexanoate trong các sản phẩm như tẩy trang, kem dưỡng ẩm da mặt, kem điều trị chống lão hóa, kem nền, son môi, chì kẻ mắt/môi, dầu dưỡng tóc, phấn mắt.
Có thành phần hóa học tương tự nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn Cetyl ethylhexanoate với cetearyl ethylhexanoate vì chúng có tính chất và độ an toàn hơi khác nhau.
Điều chế sản xuất Cetyl Ethylhexanoate
Là một este làm mềm không màu và không mùi, Cetyl Ethylhexanoate được tạo ra từ cồn cetyl và axit ethylhexanoic có tác dụng mang lại cho làn da một cảm giác mềm mịn, mượt mà.

Cơ chế hoạt động của Cetyl Ethylhexanoate
Trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, Cetyl Ethylhexanoate hoạt động như một chất làm mềm da và tóc cũng như tăng cường kết cấu cho sản phẩm.
Sản phẩm liên quan









